Skip to main content

Make in Vietnam - Phần 1: Thực trạng ngành IT Outsourcing tại Việt Nam

Khi có dịp đi công tác Hà Nội lần đầu vào năm 2013, được gặp gỡ các công ty về lĩnh vực CNTT, Telco, đài truyền hình Việt Nam, hầu hết những người Việt Nam tôi quen đều nói rằng: “Phần mềm ở Việt Nam đều miễn phí, nên hãy cân nhắc đến việc đầu tư vào lĩnh vực này. Khi số lượng người đăng ký tăng lên và doanh số bán bản quyền cũng tăng, sẽ đến thời điểm có thể chuyển sang mô hình trả phí, vì vậy hãy kiên nhẫn và chúng ta sẽ tiến xa cùng nhau." Thật là một lời nói khá mơ hồ. Tại Việt Nam, mô hình Revenue Share (Chia sẻ doanh thu) rất được ưa chuộng. Hãy cùng nhau chia sẻ doanh thu.


Ở Việt Nam, ngành công nghiệp phần mềm còn một chặng đường dài trong vấn đề trả phí mua hoặc phí sử dụng sản phẩm, vì người dùng có thói quen mượn tạm sử dụng các ứng dụng phần mềm, khi hết thời gian được dùng miễn phí, họ xóa ứng dụng, cài đặt và tạo lại tài khoản để sử dụng tiếp. Lúc đó, điều này làm tôi hoài nghi về việc liệu ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam có thể phát triển trong bối cảnh nhận thức xã hội như vậy hay không. 


Nhưng kể từ năm 2016, ngành CNTT Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển vượt bậc. Khi Samsung bắt đầu sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam, các nhà phát triển Android bắt đầu sản xuất phần mềm cho từng sản phẩm và từng phiên bản cụ thể, tương tự như cách sản xuất quần áo trong các xưởng may trước đây. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp Việt Nam và các thiết bị di động thay thế PC, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đang phát triển từng ngày. Trước đây, khi nhắc đến gia công phần mềm, người ta luôn chọn Ấn Độ, họ có lợi thế về việc nói tiếng Anh và chi phí thấp, nhưng ngược lại họ khác biệt văn hóa với chúng ta rất nhiều, và có vẻ như Ấn Độ chưa hẳn là một đối tác làm việc đáng tin cậy. (Đây có thể là quan điểm cá nhân của người viết vì đã gặp rất nhiều rắc rối liên quan các vấn đề về tiến độ, chất lượng, v.v.)


2020 Vietnam IT Market Report
2020 Vietnam IT Market Report


Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về nguồn nhân lực phát triển công nghệ thông tin, khách hàng Outsourcing lớn nhất của họ là Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc, v.v. Samsung và LG của Hàn Quốc cũng đã chuyển các trung tâm phát triển toàn cầu của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Hàn Quốc cũng đang trực tiếp thành lập các trung tâm phát triển hoặc thực hiện phát triển Outsourcing tại Việt Nam. Đặc biệt, Samsung Electronics Việt Nam đã thành lập Trung tâm R&D lớn nhất Châu Á (SVMC) tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2021, với mục tiêu đến cuối năm 2022 sẽ thực hiện outsourcing tại Việt Nam với 3000 nhà phát triển tập trung vào các công nghệ tiên tiến như trí uệ nhân tạo, IoT, dữ liệu lớn, 5G. 

Samsung's R&D Center in Hanoi, Vietnam
Trung tâm R&D Samsung tại Hà Nội, Việt Nam


Ngoài các trung tâm R&D của doanh nghiệp nước ngoài, các công ty phát triển trong nước của Việt Nam cũng đang thực hiện các hoạt động mua bán, sáp nhập hoặc liên doanh (Joint Venture) với các công ty nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v.), do đó, hoạt động kinh doanh outsourcing của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể  như một ngành công nghiệp quốc gia. 

Trong quá khứ, nếu người lao động với sự siêng năng và trình độ giáo dục cao của Việt Nam đã thống trị ngành may mặc toàn cầu thì giai đoạn trước và sau năm 2020, thế hệ Gen Z của họ, thông thạo điện thoại thông minh và ngoại ngữ, đang dẫn đầu IT Outsourcing toàn cầu hay còn được gọi là "Công xưởng lập trình". Theo TopDev, cổng thông tin tuyển dụng nhân lực CNTT của Việt Nam, tính trong năm nay, Việt Nam cần đến 400.000 kỹ sư phần mềm nhưng hiện đang thiếu 100.000 người. Năm tới, nhu cầu về nguồn nhân lực lập trình viên dự kiến sẽ tăng lên 500.000 người, kéo theo đó, nhân lực thiếu hụt cũng tăng vọt lên đến 190.000 người.


The Age, Location, and Gender of Developers in Vietnam
Độ tuổi, khu vực, giới tính của nhân lực Lập trình viên Việt Nam


Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh, khẩu hiệu thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tên ‘Make in Vietnam’. Nhằm khẳng định thiết kế sáng tạo, tích cực tạo ra giá trị không ngừng của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khác biệt với 'Made in Vietnam', chỉ ngành sản xuất truyền thống. Năm ngoái, ngành CNTT&TT Việt Nam đã tăng trưởng 28% so với năm trước, tổng cộng 13.000 doanh nghiệp kỹ thuật số mới được thành lập.

Năm 2019, số lượng lao động trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam là 1,03 triệu người, chỉ chiếm 1,9% tổng số lượng lao động toàn ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nó lại chiếm tới 14,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năng suất lao động của ngành CNTT cao gấp 7,6 lần mức trung bình của Việt Nam và gấp 18,7 lần so với ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Cho đến nay, những công ty đa quốc gia vẫn đang là những đơn vị dẫn dắt ngành công nghiệp CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, tập đoàn Vin Group của Việt Nam, ngoài lĩnh vực xây dựng, đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực ô tô, phần mềm, và kinh doanh điện thoại di động (mặc dù đã rút khỏi thị trường vào tháng 5 năm 2021). Việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm đã tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và đã biến ngành này thành một ngành công nghiệp mới của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ ra toàn cầu. 

Ở Việt Nam có các công ty outsourcing lớn và nhỏ. Các công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam là FPT và CMC Global hiện đang dẫn đầu và cũng có các công ty outsourcing phát triển quy mô cả lớn, vừa và nhỏ. Tất nhiên, số lượng các công ty outsourcing do người Hàn Quốc thành lập cũng tăng lên đáng kể. 


Vietnam’s Leading Software Development Outsourcing Companies
Công ty gia công phần mềm nội địa tại Việt Nam


Các lập trình viên đa dạng độ tuổi từ Junior mới tốt nghiệp đại học đến Senior, Leader  trong độ tuổi 30 . Lập trình viên có kinh nghiệm dưới 3 năm chiếm phần lớn trong ngành, nhưng không nên kỳ vọng rằng họ có thể tự mình thực hiện phát triển lập trình như một lập trình viên mới tại Hàn Quốc. Họ có thể đã tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Máy tính tại đại học, nhưng không dễ dàng học những kiến thức mới như AI, Big Data, trí tuệ nhân tạo và các xu hướng hiện nay tại trường đại học. Và không giống như Hàn Quốc, ở Việt Nam không có nhiều trung tâm đào tạo công nghệ thông tin tư nhân, vì vậy khả năng và kiến thức thực tế của mỗi người sẽ phát triển dựa trên kinh nghiệm của họ trong việc lập trình tại công việc đầu tiên. Mặc dù có hơi định kiến, nhưng trên thực tế, sẽ là một suy nghĩ mạo hiểm khi cho rằng họ có thể sẽ tự làm tốt và tự phát triển. 

Years of Experience of Developers in Vietnam
Phân bổ kinh nghiệm của Lập trình viên Việt Nam


Họ có xu hướng phát triển ứng dụng dựa trên mã nguồn mở (Open source) và cải tiến chúng, thay vì sử dụng các sản phẩm, tool, framework có bản quyền đắt đỏ từ các công ty lớn. Theo quan điểm của tôi, Việt Nam có số lượng lập trình viên php lớn nhất thế giới. Tôi ấn tượng với sự nỗ lực của các lập trình viên php, mặc dù có người nghĩ rằng họ đã biến mất trên thị trường, nhưng họ vẫn chăm chỉ phát triển các ứng dụng front-end và back-end cho lĩnh vực thương mại điện tử. Do đó, có khá nhiều yêu cầu thuê Outsourcing từ Việt Nam về các hệ thống legacy dựa trên php. 

Main Development Platforms, Tools, and Languages in Vietnam
Nền tảng, công cụ, ngôn ngữ lập trình chủ yếu ở Việt Nam


Với sự gia tăng nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và sự kéo dài của tình hình dịch bệnh COVID-19, việc qua lại Việt Nam trực tiếp không thể thường xuyên được như trước. Tuy nhiên, tương lai của việc outsourcing phần mềm tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Năm 2013, một đàn anh hỏi tôi làm cách nào để sang Việt Nam thành lập công ty và bán phần mềm, nhưng hiện anh cũng đang sử dụng dịch vụ outsourcing từ các công ty tại Việt Nam." 

Công ty tôi làm việc tại trụ sở Hà Nội, Việt Nam cũng đã thành lập trung tâm phát triển tại đây vào năm ngoái và hiện đang tích cực phát triển các ứng dụng AI, Big Data, Chatbot, và Cloud. Tôi sẽ giới thiệu tới mọi người vào thời điểm nó đạt sự tăng trưởng đáng chú ý. 

Vietnam & IT Blogger
Patrick Kim | go2hanoi(kakao), goodserver1@gmail.com, https://www.linkedin.com/in/patrickdykim/

Bài viết này được viết với sự tư vấn của luật sư chuyên về lĩnh vực này, và vì không phải là luật sư nên xin lưu ý rằng ý kiến ​​chủ quan của tôi có thể được đưa vào phân tích và giải thích văn bản pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với tôi qua thông tin liên lạc.

VietnamIn Kim Do-yeon ・ Jun. 07,2021 15:39・Translated and Published by Uptempo Global 

Comments

Popular posts from this blog

“When Will an AWS Data Center Arrive in Vietnam?”

 Amazon Web Service (AWS), the leader in Vietnam’s cloud market, has been closely working with the Vietnamese government to encourage major corporations to adopt AWS global clouds.  Nevertheless, AWS, as well as international cloud platforms like GCP (Google Cloud Platform), Microsoft Azure, and Alibaba still have their servers located abroad, failing to meet government regulations (drafted amendment to Decree 72 of the Law on Cybersecurity) regarding domestic data storage.  Even though other key foreign cloud companies criticize Vietnam’s banning of international data transfer, AWS says it’s willing to comply with government regulations on the cloud business in all countries in order to protect customers’ data. (AWS Singapore Priya Lakshmi) However, for a CSP (Cloud Service Provider) to construct a data center, they need to invest billions of dollars and obtain government permission, licenses, and so forth by working with interested parties.  There are also many oth...

[NGÀNH CÔNG NGHIỆP GAME VIỆT NAM] Khát khao tài năng và đào tạo nhân tài tại các trường đại học

TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GAME VIỆT NAM Theo báo cáo của Statista, năm 2024 ngành công nghiệp Game Việt Nam tạo ra tổng doanh thu khoảng 450 triệu USD. Con số này ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 8,6% và đạt 580 triệu USD vào năm 2027. Dự kiến doanh thu của thị trường Game Việt Nam 2018-2027 (Nguồn:  Statista ) Bằng chứng là, tại sự kiện Think Apps 2023 do Google tổ chức vào cuối tháng 7 năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Google đã trích dẫn dữ liệu từ báo cáo của DataAI và AppMagic cho thấy Việt Nam đã thăng hạng lên vị trí nổi bật trong số 15 quốc gia hàng đầu trong ngành Game. Số lượng tải xuống là 5 tỷ lần. Đặc biệt, cứ 25 trò chơi được giới thiệu trên App Store thì có 1 trò chơi được tạo ra tại Việt Nam.  Ms. Phuong - Sinh viên năm 1 tại khoa lập trình Đại học RMIT  Tuy nhiên, mặc dù ngành công nghiệp Game Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng nhưng vẫn chưa chiếm được vị trí lớn trên bản đồ Game thế giới. Có rất ...

[The Game Industry in Vietnam] The Thirst for Creativity, and Universities Fostering Talent

 The Bright and Dark Sides of Vietnam’s Game Industry According to a report published by Statista, the game industry in Vietnam is anticipated to generate a total revenue of 450 million dollars in 2024, with an expected annual growth rate of 8.6% by 2027. In that year, the revenue is projected to reach 580 million dollars. Estimated revenues of Vietnam’s game market from 2018 to 2027 (Source: Statista ) As if to underscore this, during the Think Apps 2023 event held by Google in Ho Chi Minh City at the end of July 2023, the presenter from Google highlighted Vietnam’s rise to a significant position among the top 15 countries by referring to data published by DataAI and AppMagic. The number of downloads has reached 5 billion, and, furthermore, one in every 25 games featured on the App Store is made in Vietnam.  Ms. Phuong, currently a freshman in the Game Design program at RMIT  Despite the rapid growth of its gaming industry, Vietnam has not yet secured a prominent positio...