Skip to main content

Khi nào Trung tâm dữ liệu đám mây Amazon AWS sẽ có mặt tại Việt Nam?

Amazon Web Service (AWS) đang giữ vị trí dẫn dầu tại thị trường Cloud Việt Nam và đang tích cực quảng bá việc sử dụng Cloud nước ngoài AWS cho các doanh nghiệp lớn trong nước thông qua việc hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam. 

Tuy nhiên thực tế là các Cloud nước ngoài như AWS, GCP (Google Cloud Platform), Microsoft Azure, Alibaba vẫn đang có máy chủ (server) ở nước ngoài và chưa đáp ứng được quy định về lưu trữ thông tin trong nước (Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 72 Luật An ninh mạng) do chính phủ đưa ra. 

Tất nhiên, mặc dù các doanh nghiệp Cloud lớn của nước ngoài phản đối lệnh cấm chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới của chính phủ Việt Nam, AWS nói rằng họ muốn bảo vệ dữ liệu khách hàng và tuân thủ những quy định của chính phủ trong việc vận hành dự án Cloud cho dù ở bất cứ quốc gia nào. (AWS Singapore Priya Lakshmi)

Tuy nhiên đối với CSP (Cloud Service Provider), việc xây dựng một trung tâm dữ liệu cần nguồn vốn hàng chục tỷ đô la và cần phải xem xét các quan hệ lợi ích khác nhau như sự cấp phép của chính phủ quốc gia có thẩm quyền hay việc lấy được giấy phép. 

Thêm vào đó, nhu cầu về Cloud tại Việt Nam, kết nối mạng trong nước/quốc tế ổn định cũng đang liên tục trở thành đề tài được quan tâm. 

Dù nhu cầu Cloud tại Việt Nam đang dần tăng lên nhưng tính đến hiện tại nhu cầu về Public Cloud vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia khác. Hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức về việc thành lập trung tâm dữ liệu vùng của Public Cloud bao gồm AWS do lưu lượng dữ liệu B2C thấp của các phương tiện truyền thông lớn trên Cloud như Netflix, chủ quyền nghiêm ngặt về dữ liệu của một quốc gia xã hội chủ nghĩa và sự không ổn định của mạng quốc tế.

Thay vào đó, như một biện pháp tạm thời để chuẩn bị trước cho việc đáp ứng nhu cầu Cloud của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng trong thời gian sắp tới, AWS Vietnam sẽ đề xuất và ra mắt AWS Local Zones với quy mô nhỏ hơn trung tâm dữ liệu, AWS Outpost Private Cloud mà các doanh nghiệp có thể trực tiếp xây dựng và AWS Edge Location để nâng cao tốc độ sử dụng tại Việt Nam. 


Kế hoạch ra mắt AWS Local Zones tại Việt Nam năm 2024

AWS sẽ chính thức ra mắt dịch vụ mang tên AWS Local Zones vào năm 2024 trong bối cảnh tiến độ xây dựng Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam vẫn chưa được quyết định. Tuy Local Zones là trung tâm dữ liệu khái niệm nhỏ hơn so với Data Center (Region) của AWS song nó vẫn bao gồm những dịch vụ cốt lõi của AWS. Trên thực tế có rất nhiều những dịch vụ của Local Zones mà AWS cung cấp nhưng dưới đây là những dịch vụ sẽ được giới thiệu thực tế tại Hà Nội, Việt Nam năm 2024. 

 

Dịch vụ của AWS Local Zones sẽ được giới thiệu tại Vietnam năm 2024 (Nguồn: TechValley)

AWS bắt đầu triển khai dịch vụ Local Zones tập trung vào Hà Nội, Việt Nam năm 2024 và dự định sẽ ra mắt dịch vụ khi đặt các phần cứng vật lý của AWS vào trong các trung tâm dữ liệu của Viettel, VNPT, CMC (server, network, storage,..). 

Những trung tâm dữ liệu tại Hà Nội nơi AWS Local Zones sẽ được đưa vào (Nguồn: TechValley)

Chúng tôi sẽ cập nhật khi có thông tin chính xác về việc ra mắt và giá của dịch vụ hiện tại. 

Tạo dựng môi trường Cloud riêng bằng AWS Outposts



Nếu sử dụng AWS Outposts, doanh nghiệp có thể xây dựng và vận hành máy chủ (server), cơ sở dữ liệu (database), mạng (network), lưu trữ (storage) tương đồng với môi trường Cloud AWS tại phòng điện toán máy tính công ty mình hoặc tại IDC đã kí hợp đồng với công ty. Dưới đây là những dịch vụ của WS Cloud mà AWS Outposts đang cung cấp. 


Dịch vụ chính của AWS Outposts (Nguồn: TechValley)

Các khách hàng chính sử dụng như cơ quan y tế, giới tài chính không thể lưu giữ dữ liệu nước ngoài ở môi trường Cloud sử dụng AWS Outposts như Private Cloud và tính đến tháng 2 năm 2024, các khách hàng sử dụng AWS Outposts tại Việt Nam là các công ty chứng khoán, các công ty game toàn cầu yêu cầu độ trễ siêu thấp (Ultra-low latency). 

Có thể kiểm tra văn bản gốc tại link dưới đây.

https://brunch.co.kr/@go2hanoi/66


 


Blogger IT Việt Nam | Doyeon (Patrick) Kim | go2hanoi (KakaoTalk),  patrick@techvalley.biz

** Bản quyền của bài viết này thuộc về Kim Do Yeon và được viết với mục đích xuất bản, vui lòng xin phép trước khi trích dẫn hoặc xử lý lại nội dung.


Ngày 21 tháng 2 năm 2024・Translated and Published by Uptempo Global 

Comments

Popular posts from this blog

Make in Vietnam - Phần 1: Thực trạng ngành IT Outsourcing tại Việt Nam

Khi có dịp đi công tác Hà Nội lần đầu vào năm 2013, được gặp gỡ các công ty về lĩnh vực CNTT, Telco, đài truyền hình Việt Nam, hầu hết những người Việt Nam tôi quen đều nói rằng: “Phần mềm ở Việt Nam đều miễn phí, nên hãy cân nhắc đến việc đầu tư vào lĩnh vực này. Khi số lượng người đăng ký tăng lên và doanh số bán bản quyền cũng tăng, sẽ đến thời điểm có thể chuyển sang mô hình trả phí, vì vậy hãy kiên nhẫn và chúng ta sẽ tiến xa cùng nhau." Thật là một lời nói khá mơ hồ. Tại Việt Nam, mô hình Revenue Share (Chia sẻ doanh thu) rất được ưa chuộng. Hãy cùng nhau chia sẻ doanh thu. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp phần mềm còn một chặng đường dài trong vấn đề trả phí mua hoặc phí sử dụng sản phẩm, vì người dùng có thói quen mượn tạm sử dụng các ứng dụng phần mềm, khi hết thời gian được dùng miễn phí, họ xóa ứng dụng, cài đặt và tạo lại tài khoản để sử dụng tiếp. Lúc đó, điều này làm tôi hoài nghi về việc liệu ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam có thể phát triển trong bối cảnh nhận t

“When Will an AWS Data Center Arrive in Vietnam?”

 Amazon Web Service (AWS), the leader in Vietnam’s cloud market, has been closely working with the Vietnamese government to encourage major corporations to adopt AWS global clouds.  Nevertheless, AWS, as well as international cloud platforms like GCP (Google Cloud Platform), Microsoft Azure, and Alibaba still have their servers located abroad, failing to meet government regulations (drafted amendment to Decree 72 of the Law on Cybersecurity) regarding domestic data storage.  Even though other key foreign cloud companies criticize Vietnam’s banning of international data transfer, AWS says it’s willing to comply with government regulations on the cloud business in all countries in order to protect customers’ data. (AWS Singapore Priya Lakshmi) However, for a CSP (Cloud Service Provider) to construct a data center, they need to invest billions of dollars and obtain government permission, licenses, and so forth by working with interested parties.  There are also many other issues, includin

Make in Vietnam 1 - The Current State of Outsourcing in Vietnam

In 2013, when I took my first business trip to Hanoi to meet people from various local IT, telecommunications, and broadcasting companies, most of my friends living there said, "As people here expect software to be free, you should think of it as an investment at first. Let’s patiently wait for the number of users and license sales to grow so we can make it a paid service." What a vague thing to say. The overwhelmingly dominant business model in Vietnam is revenue sharing (RS), which literally means sharing profits. This is a country where people use software designed by someone else until the free license expires and make a new account to use it again, so the idea of charging software users seems quite distant, which once made me wonder whether Vietnam’s software industry could grow at all.  However, since 2016, the country’s IT industry has seen tremendous changes and development. With Samsung starting full-scale production of its mobile phones in Vietnam, Android developer